Chi phí sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí liên quan tới hoạt động sản xuất mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để tạo ra dịch vụ, sản phẩm nhằm tạo ra lợi nhuận như kỳ vọng trong thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đề cập đến các nguyên liệu thô chính được sử dụng để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Là phần chi phí lao động của quá trình sản xuất được phân bổ cho một đơn vị sản xuất. Do đó, tất cả các nhân viên tham gia tinh chỉnh, lắp ráp và sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp đều là các yếu tố của lao động trực tiếp.
  • Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí gián tiếp cho các dịch vụ liên quan đến sản xuất cho phép công ty tạo ra sản phẩm. Nó bao gồm tất cả các chi phí vật liệu và lao động gián tiếp có vai trò thứ yếu hoặc hỗ trợ.

chi phí sản xuất

Phân loại chi phí sản xuất

Phân loại theo công dụng và mục đích của chi phí

  • Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí mua của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản…
  • Chi phí lao động: Bao gồm chi phí về tiền lương, bảo hiểm, các khoản trợ cấp, đãi ngộ nhân viên và kinh phí công đoàn.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là khoản chi phí được tính toán dựa trên giá trị hao mòn của các tài sản cố định được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm mọi chi phí doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại kỳ báo cáo.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là khoản chi phí doanh nghiệp đã chi trả cho các dịch vụ mua từ bên ngoài, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. Các dịch vụ này bao gồm tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác.
  • Chi phí khác bằng tiền: Toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên và được chi bằng tiền trong kỳ báo cáo.

Phân loại theo tính chất kinh tế

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: Lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương…
  • Chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh tại phân xưởng chưa được liệt kê ở hai khoản mục trên. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí sản xuất chung cố định (những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất) và chi phí sản xuất chung biến đổi (thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất).

Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm trong kỳ

  • Chi phí biến đổi (Biến phí): Là những chi phí mà tỷ lệ của nó trong tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi phí khả biến cùng với chi phí cố định tạo thành tổng chi phí. 
  • Chi phí cố định (Định phí): Là những chi phí không thay đổi theo quy mô sản xuất, xét trong một công suất sản xuất nhất định. 

Phân loại theo quy trình sản xuất, chế tạo

  • Chi phí cơ bản: Là chi phí do một yếu tố chi phí duy nhất cấu thành như chi phí nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương chi trả cho người lao động và chi phí khấu hao tài sản cố định.
  • Chi phí chung: Là những chi phí bao gồm nhiều yếu tố, cách thức khác nhau nhưng có cùng một mục đích.

Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

  • Chi phí trực tiếp: Bao gồm những khoản chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định.
  • Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ.

chi phí sản xuất

Giải pháp giảm chi phí sản xuất

Cắt giảm chi phí vật liệu

Một trong những lĩnh vực mà các doanh nghiệp chi một khoản tiền đáng kể là mua nguyên vật liệu. Vì vậy, để giảm tác động của những chi phí này đến hoạt động sản xuất, doanh nghiệp nên lập kế hoạch nhu cầu vật liệu để xác định nhu cầu và đưa ra quyết định cắt giảm hoặc thay thế.

Tuy nhiên, việc cắt giảm hoặc thay thế nguyên vật liệu cần đảm bảo chất lượng và tính nguyên vẹn của sản phẩm không bị ảnh hưởng. Điều này sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp đang tăng lợi nhuận mà không làm mất đi hình ảnh thương hiệu và nâng cao lòng trung thành của khách hàng.

Trên thực tế, bằng cách giảm chi phí nguyên vật liệu, doanh nghiệp cũng có thể giảm giá sản phẩm của mình, từ đó khiến tỷ lệ người mua hàng có thể tăng lên.

Giảm chi phí nhân công

Chi phí lao động là một trong những yếu tố chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có các chiến lược để phân bổ nguồn nhân lực hợp lý. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về tiền lương, các khoản phúc lợi và làm cho hoạt động sản xuất trở nên tinh gọn. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp cải thiện kỹ năng tay nghề, đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân công. 

Nguyên nhân chính gây lãng phí trong sản xuất là sản xuất thừa. Sản xuất trước quá nhiều hàng có nghĩa là bạn đang bỏ ra nhiều hơn cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tương tự, bạn cũng sẽ phải chịu chi phí lưu giữ hàng tồn kho dư thừa hoặc có nguy cơ bị bỏ lại hàng tồn kho mà bạn không thể bán được.

Tận dụng phế liệu còn sót lại

Một trong những cách tốt nhất để cắt giảm yếu tố này là không loại bỏ nguyên liệu còn sót lại mà đưa chúng trở lại dây chuyền sản xuất, từ đó đảm bảo rằng doanh nghiệp đang thu được nhiều giá trị hơn từ nó.

Một giải pháp thay thế cho điều này là doanh nghiệp bán phế liệu cho các bên khác có nhu cầu sử dụng. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể kiếm lại được một số lợi nhuận, nâng cao tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả có lợi cho doanh nghiệp.

Tự động hóa

Một trong những cách để cắt giảm là trang bị thêm nhiều máy móc tự động hơn. Khoản đầu tư này có thể tốn khá nhiều chi phí nhưng xét về tầm nhìn dài hạn sẽ mang lại kết quả lâu dài do tự động hóa giúp quá trình sản xuất nhanh hơn và hiệu quả hơn. Từ đó sẽ tiết kiệm được chi phí sau này.

Trên thực tế, tự động hóa quá trình sản xuất còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí kinh doanh bổ sung có thể phải gánh chịu, chẳng hạn như chi phí lưu kho hàng tồn kho, thất thoát hàng hóa dễ hỏng…

chi phí sản xuất

Quản lý chi phí sản xuất hiệu quả với giải pháp Quản lý sản xuất thông minh MES-X

MES-X là hệ thống điều hành quản lý toàn diện quy trình sản xuất thông minh cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể về toàn bộ quá trình sản xuất được phát triển bởi VTI Solutions. Với khả năng hỗ trợ doanh nghiệp quản lý toàn diện trên từng công đoạn sản xuất. 

Việc áp dụng MES-X có thể giúp doanh nghiệp: 

  • Giảm 32% chi phí
  • Giảm 83% lãng phí
  • Tăng 71% năng suất
  • Tăng 25% chất lượng sản phẩm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *